[Part 1] Bài viết này là để nhắc nhở nhỏ Nanh Bịp hãy yêu bản thân hơn qua cách nó đối xử với kì kinh nguyệt của nó.

Bài viết này chứa thông tin có thể gây khó chịu cho người xem. Vui lòng cân nhắc khi đọc!

Chuyện là từ bé đến lớn, tui chưa bao giờ thực sự yêu quý bản thân cả. Bằng chứng là 6 năm kể từ khi cơ thể tui thay đổi, 72 kì kinh nguyệt nhưng chưa một lúc nào tui thật sự nhớ ngày kinh nguyệt của mình luôn. Tui luôn chuẩn bị với tinh thần “Ok bố mẹ dell sợ, đến là đón”

Ê nhưng mà nếu để ý thì tui thấy kì kì. Tại vì có những tháng “bà dì” tui đến ngày hai mấy (dương lịch) , có những tháng “bả” đến ngày mùng mấy (dương lịch), có tháng hình như “bả” không đến? Có khi nào nó đến theo lịch âm không chị em? Đó, nó rắc rối khó nhớ vậy nên tui cũng chả thèm nhớ.

Rồi thì “gieo nhân nào gặp quả nấy”. Với cái thói vô tâm đó của tui thì “quả táo” cuối cùng cũng đến. Tui bị loạn kinh. Vler chưa mấy bà? Đã thế chu kì còn kéo dài, huyết ra nhiều, đau đầu mệt mỏi, tụt huyết áp, đau bụng, kén ăn, tăng cân, rụng tóc, mọc mụn, …blabla… (giờ mà ngồi kể chắc đến mai)

Và post này ra đời là để nhắc nhở tui và hội chị em hãy biết yêu thương bản thân nhiều hơn thể hiện qua cách đối xử với kì kinh nguyệt của mình.

1. Câu chuyện về Băng Vệ Sinh

Câu chuyện về những thứ giúp chúng ta thấm hút lượng máu trong kì kinh nguyệt. Ok chúng ta có băng vệ sinh, tampon, cốc/đĩa nguyệt san, quần lót nguyệt san và ti tỉ thứ khác. Và trong mỗi ti tỉ thứ khác lại có ti tỉ loại khác nhau. Như băng vệ sinh thì có băng quần, băng dán, dòng ban ngày, ban đêm, hằng ngày, loại có cánh, không cánh,…

Nói thật với mấy bà là, tui mới thử băng vệ sinh thui, còn mấy loại kia tui không dám tưởng tượng sao nó nhét vào được nữa. Cơ mà dùng một băng vệ sinh thôi thì cũng nhiều vấn đề lắm

a. Tràn

Theo nghiên cứu gần đây nhất GSTS. Nanh Không Bịp thì có 2 lý do:

– Đặt băng sai cách

– Không thay băng đúng thời gian quy định

OK nếu bà nào giờ này còn đặt băng sai cách thì khấn các cụ kiếp sau độ con làm con trai đi. Tui không giúp được mấy bà nữa đâu.

Vậy thì vấn đề thời gian thay băng hợp lý là 4 tiếng 1 lần. Cho dù không ra nhiều máu cũng 4 tiếng 1 lần. Bác sĩ dặn rồi, cấm có cãi. Tất nhiên 4 tiếng cũng chỉ là một con số. Trong những ngày đầu của chu kì, lượng kinh nguyệt ra nhiều, mấy bà có thể thay 2-3 tiếng 1 lần. Tuỳ mấy bà, nhưng tuyệt đối không quá 4 tiếng.

b. Mùi

Ê có bao giờ mấy bà ngửi thử cái băng của mình chưa. Tui thử rồi, và nó tởm khiếp. Vậy thì cũng theo nghiên cứu mới nhất của GSTS. Nanh Không Kịp, có 1 lí do: Không nhớ lời bác sĩ dặn 4 tiếng 1 lần. Thay ngay đi mấy bà ơi, để nó làm mắm à? Khiếp chết được.

c. Recommend các loại tui hay dùng

Trước tiên khái quát tình hình nha mấy bà. Mình phải thật hiểu bản thân mình.

Về tui thì, chu kì của tui khoảng 7 ngày, lượng kinh nhiều (đặc biệt là vào ngày thứ 3 và thứ 4).

Vậy nên tui sẽ dùng kết hợp hai loại trong chu kì của mình: Diana Sensi Cool Fresh và Diana Mama

Còn một loại nữa tui cũng muốn giới thiệu cho mọi người nhưng không đề cử lắm. Loại này tui dùng đúng 1 lần, trong kì thi vào 10 THPT vì lý do “100% không tràn”. Quả thật nó không tràn, nhưng nó cộm và rất dễ lộ. Mấy bà có thể tưởng tượng nó như đóng bỉm vậy đó.

Diana Sensi Băng Quần 360 chống tràn
(35.000₫/3miếng)

Một chu kì 7 ngày, mỗi ngày dùng 4 băng ban ngày (4×2.757₫=10.300₫) và 1 băng ban đêm (1×3.000₫=3.000₫). Tổng kết lại, một chu kì trôi qua tui mất (7×13.300₫=93.100₫).

2. Thói quen tốt cho kì kinh nguyệt

a. Theo dõi chu kì kinh nguyệt

Rất dễ thôi, thậm chí mấy bà có thể dành 5 phút lướt Facebook để yêu thương cơ thể mình bằng cách mở app Sức Khoẻ của Apple.

Nó có tất cả mọi thứ từ ghi chép triệu chứng, dự báo kì kinh nguyệt sắp tới, nhật kí chu kì và những lời khuyên cần thiết. Từ khi tui tập thói quen dùng app này, tui khỏi lo quên chu kì luôn.

Oh my god! Bài viết đã dài vậy rồi sao! Thôi để mai viết tiếp nha. Tui buồn ngủ ròy. Với cả, hẹn mấy bà ở Part 2 nghe tui xàm xí tiếp về chủ đề này nha!

– Nanh Bịp –

Bình luận về bài viết này

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia